Sự khác nhau giữa mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng như thế nào. Vì sao nhiều người vẫn nhầm lẫn.
Mức lương cơ sở là gì ?
Mức lương tối thiểu vùng là gì ?
Tại sao lại có 2 thuật ngữ này. Nhiều bạn kế toán cũng như các bạn sinh viên chưa biết rõ được về hai khái niệm này.
Mức lương cơ sở là mức lương cơ bản dùng để tính lương của cán bộ công chức viên chức theo bậc. Mức lương cơ sở dùng để tính mức lương tối đa đóng bảo hiểm cho người lao động. (Dành cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức viên chức)
Mức lương tối thiểu vùng là mức lương tối thiểu mà doanh nghiệp dùng để trả cho người lao động không có trình độ. Đối với lao động có trình độ thì lấy mức lương tối thiểu vùng nhân với 1,07 (dành cho doanh nghiệp và người lao động không phải là công chức viên chức).
Hiện nay đối với vùng I ( bao gồm: TPHCM, các quận ở Hà Nội, một số huyện, thị xã ở Bình Dương, Vũng Tàu) thì khi người lao động làm việc tại đây, họ phải được trả thấp nhất là 3 750 000 VNĐ đối với lao động không có trình độ. Đối với lao động có trình độ từ trung cấp trở lên = 3750 000 x 1,07 = 4 012 500 VNĐ. Văn bản mới nhất quy định về mức lương tối thiểu vùng là nghị định 153/2016/NĐ-CP.
Sau khi có sự so sánh giữa mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng thì chúng tôi hy vọng các bạn đã có thể giải đáp được các thắc mắc về sự khác nhau này.
Xin chân thành cảm ơn.