Dịch vụ kế toán nội bộ của công ty kế toán YTHO.
Trong nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp phải thường xuyên dựa vào nhiều nguồn thông tin khác nhau ( bao gồm cả thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp) để ra quyết định quản trị, nhằm đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Trong đó, kế toán nội bộ với chức năng là công cụ hữu hiệu cung cấp thông tin cho các cấp quản lý để đưa ra các quyết định điều hành mọi hoạt động nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Với mỗi doanh nghiệp thì quy mô hoạt động khác nhau, số lượng lao động và trình độ cũng khác nhau. Chính vì vậy mà đòi hỏi công tác kế toán nội bộ khác nhau.
Để nắm rõ các công tác của kế toán nội bộ thì ta cần hiểu kế toán nội bộ là gì?
Kế toán nội bộ hay còn gọi là kế toán quản trị, là một bộ phận cấu thành trong hệ thống kế toán của các tổ chức hoạt động. Kế toán nội bộ là công cụ không thế thiếu được trong các doanh nghiệp kinh doanh theo cơ chế thị trường vì nó là cơ sở khoa học đê đưa ra mọi quyết định kinh doanh. Trong đó bao gồm các công việc thu thập, xử lý và cung cấp hông tin định lượng kết hợp với định tính về các hoạt động, nghiệp vụ kinh tế phát sinh, làm căn cứ đẻ xác định lãi lỗ của doanh nghiệp.
Các công tác kế toán nội bộ:
-Thu thập, xử lý các chứng từ nội bộ ( hóa đơn, biên lai,..), hoạch toán các nghiệp vụ phát sinh, sắp xếp, lưu trữ các chứng từ.
-Tập hợp, kiểm soát số liệu từ tất cả các kế toán chi tiết,đưa ra các số liệu tổng kết cuối năm về giá thành, doanh thu.
-Xác định hoặc đề xuất lập dự phòng, nợ phải thu khó đòi.
-Lập các báo cáo hàng tuần, hàng tháng, hàng quý hoặc các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của nhà quản trị (Báo cáo quản trị, báo cáo tài chính).
-Kiểm soát và phối hợp thực hiện các công việc của các bộ phận kế toán nội bộ:
-Kiểm kê tài sản: Hội đồng kiểm kê (kế toán viên sẽ phối hợp với một thành viên trong Ban giám đốc, bộ phận quản lý tài sản, bộ phận bán hàng, bộ phận kỹ thuật, kho – quỹ, bảo vệ…) có trách nhiệm kiểm kê số tiền còn tồn tại quỹ vào thời điểm ngày 31/12. Nếu có sự chênh lệch thừa/ thiếu giữa sổ sách và thực tế, thủ quỹ và kế toán phải đối chiếu lại chứng từ sổ sách, tìm rõ nguyên nhân và đè ra phương án xử lý.
Phối hợp với bộ phận kỹ thuật, kiểm tra các máy móc, thiết bị, bình chứa, đồ hồ đo xăng dầu. Để phát hiện và ngăn ngừa gian lận của nhân viên, hay sai lệch do sự lỗi thời của máy móc, thiết bị.
-Công tác phía ngân hàng:
Lấy sổ phụ/sổ chi tiết tài khoản tại từng ngân hàng mà đơn vị đã đăng ký mở tài khoản để làm căn cứ khóa sổ kế toán cuối kỳ.
Lên kế hoạch vay vốn và chuẩn bị các hồ sơ cần thiết nếu có yêu cầu vay vốn để thanh toán các khoản chi cuối năm.
-Tổng hợp công nợ mua – bán và chuẩn bị kế hoạch thanh toán:
Kế toán công nợ tổng hợp các khoản phải thu – phải trả, kiểm tra và hoàn thiện các chứng từ phải thanh toán.
Tập hợp các khoản ký quỹ, ký cược đến hạn thu hồi, các giấy tờ có giá đã đến hạn được thanh toán, có thể thu hồi, các khoản đầu tư, liên doanh, liên kết…
Tổng hợp các khoản phải thu – phải trả của các đơn vị nội bộ.
Căn cứ vào số liệu của kế toán công nợ, kế toán thanh toán chuẩn bị sẵn các chứng từ thanh toán, đảm bảo việc thanh toán (sau khi được duyệt) diễn ra nhanh chóng trong khoảng thời gian gấp rút cuối.
Đối chiếu công nợ và gửi thư xác nhận công nợ cuối kỳ với các khách hàng.
-Tổng hợp công nợ nội bộ:
Tổng hợp các khoản tiền lương và các khoản liên quan đến người lao động trong năm, đã thanh toán/còn nợ/phải thu hồi, xử lý.
Căn cứ vào quy định của doanh nghiệp, kế toán tổng hợp tiền lương cho nhân viên trong đơn vị (theo thời gian hoặc theo sản phẩm), các khoản sắp phải chi, đối ứng với các khoản tạm ứng đến thời hạn thu hồi nhưng chưa thu hồi.
Rà soát lại những khoản chi cho người lao động trong năm chưa thực hiện, các khoản thuế, bảo hiểm khấu trừ còn chưa thực hiện.
Đề xuất các khoản tiền thưởng.