Kinh nghiệm quyết toán thuế được kế toán YTHO gởi đến các bạn đang tìm kiếm những kinh nghiệm quyết toán thuế quý giá. Chia sẻ cùng các bạn để tham khảo:
Phần 01: chuẩn bị
- Sổ kế toán file exel (gửi mail)
- Xuất tất cả sổ cái từ loại 1 đến loại 9, CĐPS, Công Nợ năm thanh kiểm tra thuế ra excel => gửi vào mail bên thuế
- In toàn bộ sổ sách ra excel đóng quyển và đóng thùng carton => mang lên đội kiểm tra thuế hoặc kiểm tại doanh nghiệp tùy theo từng chi cục/ cục thuế.
Cách in sổ sách kế toán tham khảo tại: hướng dẫn in sổ sách kế toán chuẩn bị thanh tra thuế
- Bảng kê mua vào, bán ra file excel (gửi mail)
- Mua vào bán ra từ năm thanh kiểm tra thuế ra excel gộp các năm/ cùng 1 files
- Lọc tất cả những hóa đơn đơn > 20 triệu, ghi chú ngày thanh toán và số tiền thanh toán
Ghi chú: nên lưu riêng bộ hồ sơ công nợ: phô tô những hóa đơn > 20 + UNC phô tô hoặc gốc lưu thành bộ
– Kỹ năng Dùng chức năng: Sort và Data/ subtotal
- Bộ báo cáo quyết toán TNDN + BCTC năm thanh kiểm tra (phô tô 1 bản cho bên thuế khi họ kiểm tra)
- In bản mềm 01 bản lưu trữ sổ sách
- In 01 bản gửi cán bộ thuế
- Bao gồm: Quyết toán TNDN, TNCN, BCTC các năm
Ghi chú: thường cán bộ thuế chỉ quan tâm bản cuối cùng doanh nghiệp đã nộp nếu trong các năm có làm KHBS bổ sung, vẫn phải lưu trữ bản gốc lần nộp đầu để khi hỏi kiểm tra vẫn có số liệu để giải trình.
- Hóa đơn mua vào, bán ra (bản gốc) và tờ khai thuế hàng kỳ
- Hóa đơn kẹp theo tờ khai hàng tháng/ Quý
- Hóa đơn kẹp chứng từ: phiếu thu, chi, hạch toán, nhập kho ….
Ghi chú: sắp thành bộ theo tháng / quý của tờ khai thuế
- Sắp chứng từ và hóa đơn đầu ra theo thứ tự đã kê khai thuế
- Sắp chứng từ và hóa đơn đầu vào theo thứ tự đã kê khai thuế
- Tờ khai thuế nào mất thì làm công văn lên thuế xin sao y trích lục lại
- Sổ phụ ngân hàng + Ủy nhiệm chi bản gốc (Liệt kê các hóa đơn mua vào >= 20 triệu, ghi rõ ngày thanh toán)
- Kẹp UNC vào các hóa đơn > 20 triệu để dễ kiếm và tra cứu
- Có thể là phô tô để 1 bản riêng hoặc bản gốc riêng, bản phô tô kẹp chứng từ sổ sách
Ghi chú: Đối chiếu bảng tổng hợp công nợ và công nợ chi tiết với bảng kê Excel xem chênh lệch công nợ thanh toán với công nợ khách hàng là bao nhiêu
– Các lỗi do hạch toán râu ông này cắm cằm bà kia => công nợ bị sai lệch
Nếu kiểm tra phát hiện UNC nào bị mất thì làm công văn lên ngân hàng xin sao y trích lục nếu không kịp có thể lấy giấy báo Nợ + sao kê chi tiết khoanh tròn đánh dấu lại để giải trình và xin bổ sung chứng từ sau.
–Tìm hiểu tại các văn bản pháp lý về thuế GTGT (đi từ TT06 – Luật Thuế GTGT số 13- Nghị Định 209-Thông tư 219/2013/TT-BTC)
6.Hợp đồng lao động + bảng lương (bản gốc)
- Hợp đồng lao động kẹp chứng minh nhân dân.
- Bảng chấm công đầy đủ.
- Quyết định tăng lương, và phụ lục hợp đồng lao động.
- Quyết toán thuế TNCN đầy đủ.
- Ký tá đầy đủ.
Ghi chú: các khoản chi lương và phụ cấp theo lương không có trong văn bản sau thì sẽ bị loại trừ không được tính vào chi phí hợp lý: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
- Tìm hiểu tại các văn bản pháp lý về thuế TNDN (đi từ Thông tư 130 – thông tư 123 – Nghị định 218 – Thông tư 78/2014/TT-BTC – Thông tư 96/2015/TT-BTC…)
- Hợp đồng kinh tế
- Hợp đồng kinh tế đã ký kết, phụ lục hợp đồng, thanh lý hợp đồng, biên bản giao nhận….
- Hợp đồng đầu vào là hợp đồng nguyên tắc do việc mua bán là thường xuyên
- Hợp đồng mượn xe để hợp lý chi phí xăng dầu đã đưa vào
Ghi chú:
- Lưu trữ theo bìa còng, công ty nào phát sinh nhiều có thể lưu riêng 1 bìa còng, nếu ít thì lưu chung nhưng có ghi chú bằng giấy note
- Mỗi công ty là 01 tập liền nhau để dễ tìm kiếm
- Đánh dấu bằng giấy note màu để dễ nhận biết
- Hợp đồng chứng từ nào mất thì liên hệ khách hàng để xin bản sao y lại hoặc bản gốc thì càng tốt
- Giấy phép kinh doanh
- Phô tô sao y hoặc phô to đóng dấu treo đều được
- Các chứng từ khác như đăng ký mẫu dấu….
- Điều lệ công ty
- Quy chế tài chính công ty
Ghi chú:
– Quy chế tài chính công ty là một loại văn quan trọng nhất xuyên suốt trong quá trình thanh kiểm tra vì nó có mối liên hệ mật thiết đến những chi phí phát sinh trong doanh nghiệp như: tiền tiếp khách hàng, phòng nghỉ, máy bay,công tác phí khác, mượn xe, sữa chữa xe đi mượn, điện thoại…..
– Kiểm tra chi phí của doanh nghiệp sau đó soạn quy chế tài chính cho phù hợp với những chi phí đã phát sinh.
Phần 02: Phần kiểm tra thanh tra thuế
*Vấn đề định mức và giá thành sản xuất:
– Định mức NVL <> đối chiếu với bảng tính giá thành: Soát lại xuất kho theo định mức, xem và soạn thảo bảng định mức NVL chính và phụ đã phù hợp chưa.
Giá thành có 02 dạng:
+ Giá thành theo đơn hàng sản xuất
+ Giá thành theo từng mã loại sản phẩm giống nhau cùng đơn giá
+ Nếu công ty sản xuất mỗi hợp đồng đơn hàng là những mặt hàng sản xuất mẫu mã và kích thước khác nhau thì nên chọn tính giá thành theo đơn hàng
– Bảng tổng hợp giá thành theo đơn hàng hoặc lô (sản xuất hàng loạt): xuất sẵn ra excel khi cán bộ hỏi là có ngay
– Xem xuất kho có vượt định mức không, nếu vượt xem lại bảng tính giá thành và định mức soát lại cho kỹ
– Phần này từ những năm 2012 trở lên do đã tính giá thành có bảng sẵn excel nên khi giải trình không gặp khó khăn gì nhiều, NVL luôn căn theo định mức nên không bao giờ vượt nên không bị bóc xu nào từ phần giá thành này, còn những năm trước 2012 về trước do thay đổi kế toán liên tục + doanh thu không cao mà chi phí sản xuất chung như tiền điện nước… hơi nhiều nên bị loại khá nhiều và truy lại thuế TNDN cũng ko ít
– Những sản phẩm bán ra của những năm 2012 về trước mà sản phẩm nào giá bán < giá vốn bị điều chỉnh doanh thu và thuế GTGT kéo theo cũng nhiều
*Vấn đề hóa đơn:
– Kiểm tra hóa đơn đối chiếu với bảng kê mua vào bán ra xem có bị mất mát? Sai sót? Các kê khai điều chỉnh tăng giảm?
+ Sai tên, địa chỉ: có làm biên bản điều chỉnh hay không
+ Sai MST, tên hàng hóa, số lượng, đơn giá thành tiền và thuế GTGT: bắt buộc Biên bản điều chỉnh và hóa đơn điều chỉnh
+ Hóa đơn sắp xếp theo tờ khai thuế GTGT của phụ lục bán ra và mua vào
+ Hóa đơn nào mất thì lập báo mất với cơ quan thuế:
–Hai bên lập biên bản ghi nhận sự việc có ký tên đóng dấu của bên mua và bên bán
–Bên bán sao chụp liên 1 của hóa đơn, ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu trên bản sao hóa đơn để giao cho người mua.
–Lập báo cáo gửi lên cơ quan thuế quản lý trực tiếp (trong vòng 5 ngày kể từ ngày xảy ra mất, cháy, hỏng)
–Mẫu báo cáo mất, cháy, hỏng hóa đơn Mẫu số BC21/AC (Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC). Hoặc các bạn đăng nhập vào phần mềm HTKK –> Hóa đơn -> Báo cáo mất, cháy, hỏng, hóa đơn (BC21/AC)
Do bên Công ty không thông báo mất hóa đơn nên toàn bộ giá trị đơn hàng :
+ Không được khấu trừ thuế GTGT
+ Không được tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN
+ Phải năn nỉ cán bộ thuế mới cho bổ sung hồ sơ chỉ bị phạt tội mất hóa đơn không bị truy thuế GTGT và thuế TNDN bằng cách cho lùi ngày biên bản kiểm tra và nộp gấp thủ tục báo mất
*Vấn đề công nợ:
– Lập bảng kê lọc ra những hóa đơn > 20 triệu đồng thời tìm những UNC tương ứng
– Chú ý: xem TK 131 có số dư bên Có hay không nếu có thì làm cái hợp đồng trên hợp đồng chỉ ghi tạm ứng = số tiền họ đã chuyển để thuế ko bắt bẻ tội trốn doanh thu và trốn thuế => ko truy VAT và thuế TNDN
– Xem tài khoản 331 xem có số dư Có không nếu có thì làm hợp đồng trả trậm đến thời điểm hiện tại, phải làm thủ tục này trước thời điểm kiểm tra thanh tra.
– Nếu UNC nào bị mất tương ứng với Hóa đơn > 20 triệu làm sẵn công văn xin sao ý trích lục của ngân hàng lấy tạm Giáy báo Nợ và sao kê để giải trình là đã chuyển khoản để thuế ko bóc VAT.
– Do công ty cung cấp hàng hóa đã bỏ trốn nên công ty vẫn chưa thanh toán chọ họ được nên toàn bộ thuế GTGT không được chấp nhận, mặc dù có hóa đơn và các chứng từ khác đầy đủ bị truy lại: Thuế GTGT, và Thuế TNDN tương đối lớn
– Ủy nhiệm chi mất khá nhiều, nên phải làm công văn xin ngân hàng để sao ý trích lục mất khá nhiều thời gian để nhân viên ngân hàng lục lại, nên bên mình dùng giấy báo Nợ và sao kê để chứng minh là đã chuyển khoản thanh toán và sẽ gửi cung cấp lại chứng từ sao y của ngân hàng lại cho cán bộ thuế sau 07 ngày, cái này được cán bộ thuế Ok
*Vấn đề tồn kho:
– Chú ý: hàng tồn kho thực có khớp với sổ sách: đa số bên sản xuất toàn kho ảo nên khi thuế vào nhìn tài khoản TK 152,155 nếu tồn kho là ảo bị truy VAT, TNDN và quy tội trốn thuế , nên tồn kho với thực tế phải gần tương đương nhau lệch nhau 30% là tối đa
– Thực tế cán bộ thuế thường chả bao giờ kiểm tra kho nhưng nếu thực tế nhìn kho trống mà trên sổ sách số lượng tồn nhiều bất hợp lý thì cán bộ thanh kiểm tra mới căn cứ vào đó để bắt lỗi doanh nghiệp việc bán hàng không xuất hóa đơn để truy thu VAT và thuế TNDN
– Trước khi thanh kiểm tra bên mình đã dọn sạch sẽ kho nên phần này không bị dính lỗi gì
*Vấn đề lao động tiền lương:
– Toàn bộ nhân công đã có hợp đồng lao động chưa.
– Xem lại khoản lương trên bảng lương đối chiếu với hợp đồng lao động có khớp không nếu ko thì làm phụ lục hợp đồng chế thêm bổ sung.
– Mặc dù đã soát kỹ những vẫn dính 02 lao động do trên bảng lương có phụ cấp tiền cơm nhưng trên hợp đồng lao động lại không có ghi phụ cấp cơm, còn các nhân viên khác ghi cụ thể và rõ ràng giá trị 1 suất/ 1 ngày là bao nhiêu khớp bảng lương nên không bị bắt bẻ.
*Vấn đề hợp đồng kinh tế:
– Bảng kê hợp đồng kinh tế đã ký : cái nào chưa xuất háa đơn, chưa giao hàng, cái nào đã kết thúc và thanh lý
– Do đã chuẩn bị trước nên đã soạn các hợp đồng của công ty nào gom về 1 mối đóng bìa còng nên khi cán bộ hỏi là mang ra trình ngay nên không lẫn vào đâu và không bị hỏi dồn cũng như bị dồn vào thế bí
*Vấn đề Chi phí:
– Cán bộ thuế sẽ kiểm tra kỹ các tài khoản chi phí: 635,811,642,641 nên kiểm tra kỹ.
– Hóa đơn xăng phải có định mức xăng dầu, lịch trình công tác, quyết định công tác phí…riêng khoản này tiền xăng bên mình hơi nhiều nên bị loại 01 phần, lịch trình công tác và định mức nhiên liệu do không làm từ trước nên phải huy động người rất nhiều để lập bảng kê và các thủ tục do các bác thuế yêu cầu.
– Hóa đơn vé máy bay do mất cùi vé sếp đi thường quăng luôn nên chỉ có hóa đơn dù chế quyết định công tác và thủ tục khác nhưng vẫn bị loại vì nếu mất cùi vé thì bắt buộc phải có chứng từ Chuyển khoản quan ngân hàng mới chấp nhận là hợp lý còn thanh toán tiền mặt thì không hợp lý bị loại toàn bộ.
*Vấn đề nguyên vật liệu nhập khẩu
– Do không lưu, sắp xếp hồ sơ nhập khẩu không khoa học nên khi bị hỏi phải lục lọi rất cực một bộ hồ sơ của nhập khẩu bao gồm:
+ Tờ khai hải quan và các phụ lục.
+ Hợp đồng ngoại (Contract).
+ Hoá đơn bên bán (Invoice).
+ Các giấy tờ khác của lô hàng như: Chứng nhận xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng …
+ Các hoá đơn dịch vụ liên quan tới hoạt động nhập khẩu như: Bảo hiểm, vận tải quốc tế, vận tải nội địa, kiểm hoá, nâng hạ, THC, vệ sinh cont, phí chứng từ, lưu kho, và các khoản phí khác ….
+ Thông báo nộp thuế
+ Giấy nộp tiền vào NSNN / ủy nhiệm chi thuế
+ Lệnh chi / ủy nhiệm chi thanh toán công nợ ngoại tệ người bán.
= > Khi lưu hồ sơ tốt nhất nếu sắp hóa đơn theo tờ khai thì cũng phải phô tô những hóa đơn: Bảo hiểm, vận tải quốc tế, vận tải nội địa, kiểm hoá, nâng hạ, THC, vệ sinh cont, phí chứng từ, lưu kho, và các khoản phí khác …. Vào cùng bộ của nó, vì lưu riêng nên lúc hỏi đến giá nhập của nó thì không có bảng kê chi tiết nên lục lại ngồi kê chi tiết để khớp đơn giá nhập của mặt hàng NVL nhập khẩu này rất mất thời gian, nên tốt nhất lúc làm thì có kê khai thì kê khai nó liền nhau và lưu cùng nhau
– Công ty có thuê đơn vị ngoài làm hồ sơ nhập khẩu, mỗi lần xong thủ tục kế toán nhận được bản phô tô của người ta gửi sang, chỉ khi nào thanh toán phí cho họ thì họ mới gửi bản gốc hồ sơ, do không thanh toán cho họ nên họ ko gửi bảng gốc trong nhiều năm nên cũng thất lạc nhiều, liên hệ họ cũng ko tìm ra và cũng do nhiều đời kế toán thay phiên nhau nên người trước nghỉ không nhắc người sau nên cũng ko ai quan tâm để ý vấn đề này = > những hồ sơ không đầy đủ sẽ bị loại bỏ toàn bộ, nói chung cái này lằng tà nhằng mình cũng bị loạn luôn vì nó
– Mỗi lô nhập khẩu tốt nhất xuât từ phần mềm hay bảng kê trên excel tùy theo phần mền để sẵn giải trình cho dễ
*Vấn đề sổ sách file mềm:
– Các kế toán thường khi làm cứ tưởng in ra giấy là hết nhiệm vụ nhưng khi thanh kiểm tra mới thấy họ cần files mềm chứ giấy cán bộ cũng chẳng thèm ngó chỉ sử dụng mỗi các bản giấy đã in như sau:
+ Bảng tổng hợp nhập xuất tồn.
+ Bảng Cân đối phát sinh các năm.
+ Bảng tổng hợp công nợ.
– Nên khi làm xong báo cáo tài chinh các năm các bạn nên Xuất sẵn TK sổ cái từ TK 6-9 ra excel để dành đó
– Sao lưu lại dữ liệu file mềm.
*Kết quả:
Phụ thuộc vào bạn.
Tham khảo: Dịch vụ quyết toán thuế